skip to main content

Tạo lập các mối quan hệ mới ở Nhật Bản 

Khi tiếp cận được một hãng buôn bán ngũ cốc của Mỹ, Cargill cũng giành được quyền phân phối cho các thị trường mới ở Nhật Bản

January 01, 2015

Sau Thế Chiến thứ II, nhiều công ty thương mại nước ngoài gặp khó khăn trong việc xâm nhập thị trường kinh doanh ở Nhật Bản. Cargill bắt đầu xâm nhập thị trường này vào năm 1953 khi mua lại Kerr Gifford & Co., một công ty buôn bán ngũ cốc sử dụng một nhóm nhân viên đại diện ở Nhật Bản để bán ngũ cốc cho các nhà môi giới Nhật Bản từ trụ sở của công ty này ở Hoa Kỳ. Năm 1956, Cargill mua lại đại lý này, tạo cơ hội bán trực tiếp ngũ cốc sang thị trường Nhật Bản thông qua các nhà môi giới Nhật Bản.

Với sự hiện diện lâu năm ở Nhật Bản, Cargill đã xây dựng một cơ sở lưu trữ ngũ cốc số lượng lớn ở Kawasaki trên Vịnh Tokyo để phục vụ các con tàu cập bến chở tối đa 52.200 tấn ngũ cốc nhập khẩu. Mặc dù có một chiến lược đầy hứa hẹn nhưng các phương pháp của cơ sở này sớm bị đối thủ cạnh tranh bắt chước. Cargill mất lợi thế cạnh tranh và giảm lợi nhuận. Hậu quả là công ty buộc phải tiếp tục giao dịch thông qua các nhà môi giới Nhật Bản. Phương thức này đã chứng tỏ là phương thức thành công trong nhiều năm.

Sau đó, vào năm 1987, các hãng buôn của Nhật Bản tiến hành một cuộc tẩy chay nhằm phản đối Cargill tham gia vào thị trường của nước này vì Cargill là doanh nghiệp nước ngoài. Để được chấp nhận và thể hiện sự ủng hộ của mình đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, Cargill mua hai triệu cổ phần ở dạng cổ phiếu của Showa Sangyo, một công ty chế biến thực phẩm lớn của Nhật Bản. Cargill bắt đầu bán đậu tương trực tiếp cho Showa và cuối cùng cuộc tẩy chay chấm dứt.

Khi thị trường Nhật Bản phát triển, Cargill thích ứng với thay đổi. Năm1995, Cargill trở thành công ty đầu tiên không phải là công ty Nhật Bản được chính phủ Nhật Bản cấp phép cho bán trực tiếp ngũ cốc vào quốc gia này. Điều này cho phép Cargill cung ứng tới 40.000 tấn ngũ cốc và lúa mạch cho cơ quan thực phẩm của chính phủ Nhật Bản. Thay vì làm việc thông qua các nhà môi giới, Cargill có thể đảm nhận vai trò tích cực hơn ở Nhật Bản bằng cách làm việc trực tiếp với ngành phân phối ngũ cốc và ngành nghiền bột của quốc gia này.

Cargill đạt được thành công đỉnh cao ở Nhật Bản vào năm 1997 khi một trong các công ty thực phẩm của quốc gia này là Toshoku đệ đơn xin phá sản. Cargill tiếp quản quản lý Toshoku và trở thành công ty nước ngoài đầu tiên được chấp thuận là công ty bảo trợ phá sản ở Nhật Bản. Cargill mua lại hoàn toàn công ty này vào năm 2000 và được tiếp cận một số khách hàng mới. Vốn kiến thức sâu rộng của Toshoku về khách hàng kết hợp với hiệu quả trong chuỗi cung ứng của Cargill tạo nên một mô hình kinh doanh đoạt giải thưởng. Theo thời gian, Toshoku dần ổn định về tài chính, tạo điều kiện cho Cargill giới thiệu nhiều loại thực phẩm đóng gói và nguyên liệu chế biến đặc biệt cho người tiêu dùng Nhật Bản.

Tìm được chỗ đứng trong thị trường Nhật Bản là một bước quan trọng trong hoạt động mở rộng của Cargill trên trường quốc tế. Điều này đã đưa công ty đến với các quốc gia ở Châu Á. Cargill tiếp tục thể hiện cam kết cải thiện thị trường địa phương trên khắp thế giới nhằm giúp nhiều khách hàng khác đạt được thành công.