skip to main content

Chân dung của một nhà lãnh đạo: John MacMillan, Sr.

Với tư cách là chủ tịch thứ hai của Cargill, John MacMillan, Sr., sử dụng logic kinh doanh hợp lý của mình để lãnh đạo công ty vượt qua những thời kỳ tăng trưởng và bất ổn kinh tế.

January 01, 2015

Cọ xát trong lĩnh vực ngân hàng khi còn trẻ tuổi, John MacMillan, Sr. đã sớm bắt đầu phát triển tài năng thiên phú của mình cho nghiệp kinh doanh, giống như người cha doanh nhân của mình là Duncan D. McMillan. Sau này, John Sr. đã thay đổi cách viết họ của mình, thêm 'a' để tạo ra biệt danh "MacMillan" đồng hành với mốc thời gian của Cargill.

Vào năm 1891, John Sr. và các anh em của ông đã đến Texas phát triển công việc kinh doanh riêng, một doanh nghiệp chuyên về ngũ cốc với tên gọi là D.D. McMillan & Sons,sẽ di chuyển hàng hóa đến các thành phố đang phát triển trên khắp vùng Tây Nam Mỹ. Nhưng sau một vài năm, suy thoái kinh tế đã không cho họ thành công lâu dài, khiến John Sr. phải trở về quê hương McMillan ở La Crosse, Wisconsin. Thất bại đầu tiên khiến ông thận trọng hơn về rủi ro tài chính, một đặc điểm mà sau này đã giúp ông phát triển thịnh vượng ở các vai trò lãnh đạo khác nhau của Cargill.

Việc John Sr. trở về Wisconsin đã đánh dấu thời điểm ông bắt đầu tham gia công việc kinh doanh của gia đình Cargill. Vào năm 1895, John Sr. đã kết hôn với Edna, cô bạn hàng xóm thuở ấu thơ và là con gái của W. W. Cargill - người sáng lập công ty. Việc kết hôn đã chính thức liên kết hai gia đình vào năm 1898, John Sr đã bắt đầu làm việc cho W. W. tại nhà máy gỗ, sau đó chuyển đến Cargill Elevator Company, nơi ông tiếp tục trau dồi khả năng của mình với tư cách là một doanh nhân và nhà lãnh đạo.

Khi W. W. qua đời vào năm 1909, ông đã để lại công ty với tỷ số vay vốn tăng quá nhanh. John Sr. đã bắt đầu sử dụng bí quyết tài chính của mình để chèo lái công ty thịnh vượng trở lại. Trong vòng mười năm, ông đã củng cố hoạt động kinh doanh và hoàn trả các khoản nợ, một lần nữa khẳng định Cargill là một công ty lành mạnh về tài chính, dẫn đầu về thương mại ngũ cốc trên toàn Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cứu Cargill khỏi nợ nần chỉ là một phần trong di sản của John Sr.: ông cũng được công nhận vì sự kiên định và chính trực. Với tư cách là chủ tịch, ông đã duy trì chính sách mở cửa, khuyến khích nhân viên bày tỏ vấn đề của mình. Ví dụ: khi nghe được các thông điệp châm biếm và trò đùa thực tế ở nơi làm việc, ông đã gửi một bản ghi nhớ cá nhân đề nghị tất cả nhân viên phải tôn trọng lẫn nhau.

Sau này, khi Cargill mua lại đối thủ cạnh tranh ngũ cốc Taylor & Bournique, John Sr. đã biết được tình hình tham nhũng xảy ra ở các văn phòng xa xôi dọc theo Bờ Biển Phía Đông Hoa Kỳ. Được biết đến với chính sách không khoan nhượng của mình, ông đã chủ động nêu lên quan điểm, xác định cách thức Cargill hoạt động kinh doanh: “Lời nói của chúng ta cũng có giá trị như thiện chí của chúng ta. Chúng ta luôn muốn có sự công bằng tuyệt đối và mặc dù tôi không có ý viện vào điều này để trông mong một hình thức tác động nào đó nhưng rõ ràng chúng ta phải trả giá cho sự công bằng tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh”.

“Lời nói của chúng ta cũng có giá trị như thiện chí của chúng ta.”
— John MacMillan, Sr., Chủ Tịch Cargill

Khi John Sr. về hưu năm 1936, con trai cả của ông, John MacMillan, Jr., đã đảm nhiệm vị trí chủ tịch của Cargill, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự đổi mới và mở rộng. Tuy nhiên, John Sr. đã để lại một truyền thống đạo đức kỷ luật và thực tiễn kinh doanh vững chắc mang lại sự ổn định về tài chính cho Cargill—chất lượng không chỉ giúp công ty tồn tại mà còn ổn định công ty để thành công trong tương lai.