skip to main content

Một loại trạm nâng ngũ cốc mới 

Chủ Tịch Cargill là Erwin Kelm đã nhìn thấy trước các thay đổi của thị trường và đầu tư khôn ngoan vào các kho cảng xuất khẩu. 

January 01, 2015

Khi Cargill mở một trạm nâng ngũ cốc mới ở Houston, Texas vào cuối năm 1967, cơ sở này có nhiều tai tiếng về năng lực yếu kém. Không giống như các trạm nâng hiện có, trạm nâng này không thể bốc ngũ cốc vào xe tải và cũng không thể tận dụng sức chứa ba triệu giạ của mình để nạp đầy một toa xe. Kho cảng này được xây dựng để chuyên xuất khẩu ngũ cốc ra ngoài Hoa Kỳ. Đây là loại trạm nâng mới đầu tiên của Cargill sử dụng các điều khiển tự động để dỡ hàng khỏi xe tải và toa xe một cách nhanh chóng và bốc ngũ cốc lên tàu trong khoảng thời gian kỷ lục.

Xuất khẩu ngũ cốc đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Cargill kể từ năm 1960 nhưng nhiều hoạt động bốc dỡ ngũ cốc của công ty tập trung vào sức chứa cao chứ không phải vận chuyển ngũ cốc tới các tàu viễn dương lớn hơn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Erwin Kelm, chủ tịch của Cargill từ 1960 đến1976, đã cho kiểm kê hệ thống trạm nâng cũ của Cargill và không tin rằng hệ thống này có thể bốc dỡ số lượng tăng dự tính của các mặt hàng hàng bột mỳ, ngô và đậu tương xuấ khẩu từ Hoa Kỳ . Ông dự tính về tương lai của thị trường này và bắt đầu đầu tư vào hiện đại hóa các kho cảng ngũ cốc của Cargill.

Houston được chọn đầu tiên vì công ty này là trạm cuối cùng của tất cả các đường ray đến từ các cao nguyên ở Trung Tây Hoa Kỳ. Mặc dù tàu bốc dỡ hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển ngũ cốc tới các kho cảng xuất khẩu của vịnh, Cargill cần có khả năng bốc dỡ các toa xe có sức chứa cao hơn như các toa xe được sử dụng sau khi Cargill đầu tư vào xe đẩy vào năm 1964 và trong các xe lửa chở hàng đơn vị hóa vào năm 1967. Kho cảng Houston được khánh thành với tổng sức chứa là 70.000 giạ mỗi giờ nhờ có năm chân nâng và các điều khiển điện tử kỹ thuật cao mà các loại trạm nâng trước đây không có.

Trong vài năm đầu tiên, trạm nâng này hoạt động khó khăn và một số người lo ngại rằng đầu tư của Cargill vào kho cảng xuất khẩu ở Mỹ trong thời kỳ suy thoái kinh tế có thể là một quyết định tồi tệ. Sau đó vào năm 1971, một cơn bão ập đến, thêm vào đó là một năm vụ mùa tồi tệ ở Xô Viết với các yêu cầu vận chuyển được nới lỏng của chính phủ Hoa Kỳ. Kết quả là Xô Viết đã mua gần 1,6 tỷ giạ ngũ cốc của Hoa Kỳ trong đó Cargill cung ứng tổng cộng 28%. Bất ngờ, quyết định hiện đại hóa trông giống như một bước đi chiến lược sáng suốt và trạm nâng Houston đã kiếm được khoản doanh thu gấp đôi số vốn bỏ ra từ lượng hàng bốc dỡ được thông qua các thương vụ bán hàng của Xô Viết.

Clifford Roberts, chủ tịch bộ phận ngũ cốc của Cargill, lưu ý “Một trong những điều mà chúng tôi quan tâm nhất là chúng tôi không nên để bị bỏ ngoài cuộc mà nên có thị phần. Chúng tôi không muốn đứng ngoài nhìn người khác làm. Thậm chí chúng tôi còn cảm thấy nếu chúng tôi phải đưa ra giá vốn thì chúng tôi phải được đền đáp. Chúng tôi phải có tên trên sổ sách của họ”.

Mặc dù hệ thống vận chuyển ngũ cốc của Hoa Kỳ đã hoạt động hết công suất, Cargill đánh cược rằng có một thị trường xuất khẩu lớn sắp xuất hiện sẽ chứng minh sự đúng đắn của các loại kho cảng này. Trên thực tế, đây không phải là thị trường lớn mà là thị trường khổng lồ. Các nông dân của Mỹ và người tiêu dùng Xô Viết đã được hưởng lợi vào thời kỳ đó và nhờ hoạt động đầu tư liên tục của Cargill vào vận chuyển ngũ cốc, thế giới tiếp tục nhận ngũ cốc của Hoa Kỳ thông qua các kho cảng xuất khẩu lớn hôm nay.