skip to main content

Giảm ô nhiễm & bảo vệ hành tinh

Nhằm giúp cộng đồng vận chuyển hàng hải giảm các chất gây ô nhiễm được thải ra trong quá trình vận chuyển, Cargill đã cộng tác với RightShip và đặt ra một tiêu chuẩn mới về môi trường 

January 01, 2015

Các doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng nghìn con tàu viễn dương để vận chuyển hàng hóa của họ an toàn và hiệu quả. Trên thực tế, 90% hàng xuất khẩu trên thế giới được vận chuyển bằng đường thủy. Và mặc dù các con tàu được chất đầy hàng thải ra ít chất ô nhiễm hơn so với các phương pháp vận chuyển khác như xe tải và máy bay, cacbon điôxit (CO2), nitơ ôxit (NOx) và lưu huỳnh ôxit (SOx) vẫn bị thải ra và đe dọa môi trường.

Cargill vẫn là một trong số công ty lớn nhất trong lĩnh vực vận chuyển hàng hải, vận chuyển hơn 220 triệu tấn mỗi năm và thực hiện khoảng 12.000 lượt cập cảng hàng năm tại 900 cảng trên khắp thế giới. Năm 2006, công ty dành một lượng thời gian và nguồn lực đáng kể để kiểm tra sàng lọc thủ công các con tàu trong nỗ lực xác định các con tàu đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và tuân thủ. Với quyết tâm thay đổi, Cargill đã đầu tư vào RightShip, một công ty của Úc đang tìm cách mở rộng các cách thức vận chuyển hàng hải an toàn trên khắp thế giới. Hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận Carbon War Room, các đối tác bắt đầu phát triển một chỉ số để xếp hạng các con tàu. Có tên là EVDI (Chỉ Số Thiết Kế Tàu Hiện Có), chỉ số này gán cho mỗi con tàu một chữ cái từ ‘A’ tới ‘G’, trong đó tàu ‘A’ có tác động ít nhất đến môi trường và tàu ‘G’ có tác động lớn nhất.

Cargill tạo ra làn sóng trong cộng đồng vận chuyển hàng hải một lần nữa vào năm 2012 khi thông báo sẽ không sử dụng các con tàu có xếp hạng ‘F’ và ‘G’. Đó là khoảnh khắc cột mốc khi Cargill trở thành công ty đầu tiên trong ngành từ chối sử dụng các thuyền gây ra nhiều ô nhiễm nhất. Cam kết này đã có hiệu ứng tích cực rộng rãi: bảo vệ nhân viên làm việc trên các con tàu của Cargill, giúp khách hàng đạt được mục tiêu bền vững và quan trọng hơn cả là giúp bảo vệ hành tinh.

Cargill cũng đã đồng tài trợ các thí nghiệm với SkySails, một chiếc diều khổng lồ do người Đức thiết kế hoạt động giống như một cánh buồm bay và dự kiến sẽ tiết kiệm rất nhiều nhiên liệu cho các con tàu chở hàng hiện đại. Dự án này đã gặp phải các trở ngại thách thức nỗ lực hiện thức hóa loại tàu chạy bằng sức gió nhưng thể hiện cam kết của Cargill trong việc đầu tư vào các giải pháp vận chuyển hàng hải nhằm chuyển đổi ngành này. Bằng cách tiếp tục quảng bá các cách thức vận chuyển hàng hải an toàn và làm việc với nhiều nhóm khác nhau để giảm ô nhiễm, khách hàng của Cargill có thể đáp ứng các mục tiêu của riêng họ để giảm các chất gây ô nhiễm và bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai.