skip to main content
Unlinked Cargill Logo

Khảo sát: Người Tiêu Dùng Ngày Càng Quan Tâm Đến Biến Đổi Khí Hậu Và Các Giải Pháp Để Hạn Chế Tác Động Của Ngành Nông Nghiệp

Khảo sát: Người Tiêu Dùng Ngày Càng Quan Tâm Đến Biến Đổi Khí Hậu Và Các Giải Pháp Để Hạn Chế Tác Động Của Ngành Nông Nghiệp

  • Khảo sát cho thấy rằng người tiêu dùng coi nông nghiệp và chăn nuôi là những yếu tố quan trọng trong giải pháp chống biến đổi khí hậu ở quy mô rộng lớn hơn. 
  • Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm của bản thân đối với biến đổi khí hậu còn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân.
  • Người tiêu dùng thường xem các tác động của biến đổi khí hậu trên bình diện quốc gia của họ thay vì toàn cầu.
  • Cargill đang hợp tác cùng nông dân để thực hiện các phương pháp mới và áp dụng công nghệ mới để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

 

Khảo sát: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến biến đổi khí hậu và các giải pháp để hạn chế tác động của ngành nông nghiệp

Theo khảo sát Feed4Thought mới nhất của Cargill, khi đề cập đến biến đổi khí hậu, người tiêu dùng coi nông nghiệp là một phần của giải pháp chứ không phải là một vấn đề.

Feed4Thought là cuộc khảo sát người tiêu dùng định kỳ do bộ phận kinh doanh dinh dưỡng    và sức khỏe vật nuôi của Cargill thực hiện nhằm thu thập phản hồi về các vấn đề chính trong chuỗi cung ứng protein động vật. Nghiên cứu mới nhất, được thực hiện vào tháng 1 năm 2021 bởi ENGINE, đã khảo sát 2.510 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, Brazil, Pháp và Hàn Quốc. 

Dưới đây là bốn điểm đúc kết từ khảo sát mà chúng tôi tin rằng sẽ hữu ích cho các nhà sản xuất:

Ngành chăn nuôi gia súc có thể đóng một phần quan trọng trong việc tìm ra giải pháp

Người tiêu dùng trên toàn thế giới có quan điểm khác nhau về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Theo khảo sát, đa số người tiêu dùng tin rằng chặt phá rừng và giao thông vận tải là những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Mặc dù việc chăn nuôi gia súc không được đề cập đến như một yếu tố chính trong cuộc khảo sát, nhưng người tiêu dùng vẫn tin rằng chăn nuôi cũng có tác động. Đồng thời, một tỷ lệ gần như tương đương người tiêu dùng cũng bày tỏ niềm tin vào tiềm năng của ngành chăn nuôi trong việc giúp giảm mức độ biến đổi khí hậu.

Người tiêu dùng cũng tin rằng ngành chăn nuôi gia súc phải có trách nhiệm giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu, trong đó những người nông dân, chủ trang trại và các công ty sản xuất và/hoặc chế biến thịt bò đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, theo ý kiến của họ, nghĩa vụ này không hoàn toàn thuộc về ngành chăn nuôi. Họ cho rằng phải tìm kiếm một giải pháp với sự phối hợp của các chính phủ và chính hành vi có trách nhiệm của mình.

Trách nhiệm của người tiêu dùng

Vậy thì, nếu người tiêu dùng nghĩ rằng họ phải chịu trách nhiệm trong việc hạn chế tác động đến khí hậu của thực phẩm mà họ tiêu thụ thì họ có sẵn sàng thay đổi hành vi mua hoặc tiêu dùng không? Theo khảo sát, điều này phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của họ. Số lượng người tiêu dùng sẵn sàng thực hiện các thay đổi cá nhân tăng gấp đôi khi biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến cá nhân: từ 40% lên 80%. Nhiều người tiêu dùng cũng cho biết họ sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm có lượng khí thải carbon thấp (47% người tiêu dùng) hoặc giảm lượng thịt bò và sữa trong chế độ ăn uống (48% người tiêu dùng).

Cuộc khảo sát cho thấy rằng trong khi các yếu tố liên quan đến khí hậu là quan trọng trong tiêu thụ thịt bò và sữa của người tiêu dùng, điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc họ thay đổi trong mua thực phẩm. Điều này một phần là do khách hàng đặt hi vọng cao hơn cho các yếu tố khác — chẳng hạn như khẩu vị và sản phẩm không chứa kháng sinh — hơn là ảnh hưởng đến môi trường khi lựa chọn mua hàng.

Người tiêu dùng chỉ cân nhắc đến các vấn đề trong nước, mà chưa xem xét xa hơn đến phạm vi toàn cầu.

Khi đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, quan điểm của người tiêu dùng thường chỉ tập trung ở phạm vị đất nước của họ thay vì xét đến bình diện toàn cầu và nhận thức của họ cũng khác nhau theo từng quốc gia. Chẳng hạn như ở Hàn Quốc, số người cho rằng giao thông vận tải là yếu tố góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu ít hơn nhiều so với các nước khác (35% so với 60% -80% ở các nước khác). Một ví dụ khác là ở Brazil, so với các quốc gia khác thì nhiều người tiêu dùng ở đây cho rằng biến đổi khí hậu có tầm quan trọng đối với cá nhân. Và ở Hoa Kỳ, người tiêu dùng thường coi sản xuất yếu tố ảnh hưởng lớn, nguyên nhân một phần là do mức độ phổ biến của ngành sản xuất công nghiệp ở Hoa Kỳ.

Nhiều công việc quan trọng đang được triển khai

Hiện nay, ước tính lượng phát thải khí nhà kính (GHG) từ vật nuôi chiếm khoảng 14,5% tổng lượng phát thải khí có nguồn gốc từ con người trên toàn cầu và khoảng 3% lượng khí thải của Hoa Kỳ là do khí mêtan sinh ra trong quá trình lên men ruộti. Mặc dù chiếm tỷ lệ là không đáng kể, nhưng người tiêu dùng tin rằng việc giảm lượng khí thải mêtan vẫn rất quan trọng. Một phần tư trong số những người được khảo sát cho biết họ sẽ mua nhiều thịt bò hơn nếu gia súc được cho ăn chất bổ sung hoặc sử dụng công nghệ khác để giảm phát thải khí mê-tan. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với những biện pháp mới để giảm phát thải khí mê-tan trong nông nghiệp — mà người nông dân cũng đã và đang hướng tới vấn đề này.

Cargill đang hợp tác với nông dân để giới thiệu các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động của khí mê-tan phát thải từ hoạt động chăn nuôi. Các phương pháp quản lý trang trại tốt nhất, tăng năng suất vật nuôi thông qua thức ăn dinh dưỡng, và các chất điều chỉnh dạ cỏ đều là những lĩnh vực được chú trọng.

Bà Ruth Kimmelshue, lãnh đạo doanh nghiệp dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi của Cargill cho biết: “Người nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lương thực cho toàn cầu một cách bền vững và có trách nhiệm. Với sự gia tăng dân số và nhận thức ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng về biến đổi khí hậu, họ cũng đang đóng góp vào các giải pháp cho một số vấn đề môi trường khó khăn nhất. Trọng tâm của Cargill là tiếp tục vận động và ủng hộ người nông dân bằng cách hỗ trợ và tăng cường các nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, giảm phát thải khí mê-tan và cuối cùng là giảm tác động đến khí hậu.”

Tìm hiểu phương pháp mà Cargilln   Cargill đang  thực hiệnđể hạn chế phát thải khí mê-tan tại đây.

 


i Giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua chăn nuôi: Đánh giá toàn cầu về phát thải và các phương án giảm thiểu (fao.org)

 

 

 

Gặp gỡ người nông dân nuôi tôm 'vụ nào cũng trúng' ở Việt Nam

Nhờ biết nghiên cứu và chọn đúng loại thức ăn cho tôm, anh Phạm Văn Chu tại Việt Nam đã có thể thu hoạch thành công nhiều vụ tôm liên tục, kể cả trong những thời kỳ khó khăn.  

[]/[Portugal, United States (USA), Vietnam]

Phá vỡ tình trạng Suy dinh Dưỡng Toàn cầu thông qua chương trình Hatching Hope

Làm thế nào để gà đưa ra một con đường thoát nghèo?

[Asia Pacific]/[]