skip to main content
Unlinked Cargill Logo

Phá vỡ tình trạng Suy dinh Dưỡng Toàn cầu thông qua chương trình Hatching Hope 

Phá vỡ tình trạng Suy dinh Dưỡng Toàn cầu thông qua chương trình Hatching Hope 

Điều gì khiến một con gà trở thành kẻ thay đổi?

Nuôi gà là một trong những con đường thoát nghèo thiết thực và bền vững nhất.

Việc khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng toàn cầu cần có tư duy táo bạo và các phương pháp tiếp cận mới hiệu quả, như Hatching Hope. Sáng kiến Toàn cầu Hatching Hope cải thiện sinh kế của người dân trên toàn thế giới - nâng cao đời sống của người phụ nữ, gia đình, cộng đồng và nền kinh tế. Và tất cả đều có thể thực hiện được nhờ sức mạnh của chăn nuôi gia cầm.

Dự án Hatching Hope kết hợp chuyên môn về kinh doanh và dinh dưỡng của Cargill và mô hình phát triển cộng đồng dựa trên giá trị của Heifer International để cải thiện dinh dưỡng và sinh kế kinh tế của hàng triệu người thông qua sản xuất, tiêu thụ, quảng bá thịt gà và trứng.

Bằng cách dạy những người nông dân sống tự cung tự cấp về các thực tiễn chăn nuôi gia cầm bền vững và hiệu quả,  dự án Hatching Hope trang bị cho họ cách nuôi sống gia đình - và đưa sản phẩm của họ ra thị trường, thu hẹp khoảng cách về thu nhập cuộc sống.

Trao quyền cho người chăn nuôi gia cầm để có những thay đổi lâu dài

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, với một phần tư dân số sống trong cảnh nghèo đói. Nhiều người nghèo sống dựa vào nông nghiệp để kiếm thức ăn và thu nhập. Odisha là một trong những bang nghèo nhất của quốc gia này.

Balhi Rani Tudu sống tại một ngôi làng ở Odisha cùng chồng và ba đứa con. Trong suốt cuộc đời của mình, cô đã trải qua sự cạn kiệt về tài chính, tẩy chay của xã hội, những khó khăn về y tế và những đấu tranh cá nhân.

Khi gia đình cô gặp khó khăn về tài chính, cô bắt đầu một dự án chăn nuôi gia cầm nhỏ để hỗ trợ gia đình mình - khởi đầu chỉ với bốn con gia cầm do cha cô tặng.

Vào tháng 11 năm 2018, cô đã trở thành viên của Nhóm Tự lực Maa Tulasi thông qua Hatching Hope để tìm hiểu thêm về các phương pháp hay nhất trong việc nuôi gia cầm nhằm cải thiện thu nhập và năng suất - bắt đầu hành trình hướng tới sự độc lập và nâng cao vị thế.

Ngay sau khi gia nhập, Balhi Rani đã có thể phát triển đàn của mình đến mức nó quá lớn so với túp lều nhỏ của cô, khiến gà dễ trở thành mục tiêu của trộm và những kẻ săn mồi. Một dự án đặc biệt thông qua Hatching Hope đã tài trợ chi phí xây dựng chuồng trại mới, và Balhi Rani được chọn làm nông dân nhận tài trợ.

Giờ đây, chuồng gia cầm của cô đã hoàn tất, cô cho biết những con gia cầm của cô được an toàn, có đủ thức ăn và nước uống. Dự án cũng cung cấp các loại vắc-xin cho đàn gia cầm của cô để tăng cường sức khỏe và tình trạng cho vật nuôi.

Việc chăm sóc này đã giúp đàn gà của cô tăng lên 60 con với 11 con gà mái sinh sản. Hiện cô bán khoảng 10 con gà mỗi năm. Với quy mô đàn gia tăng và tỷ lệ chết giảm, cô dự định tăng số lượng đó lên 60-70 con trong năm nay.

Balhi Rani hiện đang tham gia khóa đào tạo về phát triển kế hoạch kinh doanh thông qua dự án và chỉ mong đàn của cô ngày càng phát triển, nâng cao sự tự tin và vị thế xã hội của cô trong cộng đồng.

Balhi Rani tiếp tục đặt mục tiêu cho trang trại của cô và gia đình cô - khi công việc làm ăn của cô phát triển. “Vì chúng tôi không có bất kỳ nguồn thu nhập hoặc tài sản lâu dài nào khác nên điều này có thể giúp chúng tôi xây dựng tương lai của mình”, Balhi Rani nói. “Với nguồn thu nhập tăng lên, tôi muốn xây một căn nhà. Tôi muốn tất cả các con tôi đều đi học đại học và kiếm được việc làm”.

Tiếp theo là gì?

Balhi Rani là một trong số nhiều phụ nữ được tác động bởi chương trình tại một trong những khu vực quan trọng. Cargill và Heifer International đã khởi động chương trình này tại các quốc gia ưu tiên mà tại đó cả hai tổ chức đều có mặt tại địa phương và là nơi có tỷ lệ nghèo và suy dinh dưỡng cao - bao gồm Ấn Độ, Kenya và Mexico. Dự án Hatching Hope sẽ mở rộng đến các khu vực địa lý mới trong suốt thời gian của chương trình.

Truy cập hatchinghopeglobal.com để tìm hiểu thêm về cách chương trình giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng thông qua protein.