skip to main content

Chống phá rừng & xoá đói giảm nghèo với đậu nành bền vững

Sau khi mở một cơ sở chế biến đậu nành tại Brazil, Cargill hợp tác với một nhóm bảo tồn để giúp bảo vệ Amazon.

January 01, 2015

Các cộng đồng trong Lưu Vực Amazon của Brazil từ lâu đã phải đấu tránh với một thách thức phức tạp: làm thế nào để giúp người dân tham gia vào nền kinh tế của khu vực này mà không huỷ hoại thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của khu vực. Sau khi Cargill mở một kho cảng xuất khẩu đậu nành ở khu vực nông thôn của Pará vào năm 2003, Cargill bắt đầu hợp tác chặt chẽ với tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên (TNC) để đáp lại lời kêu gọi. Họ đã cùng nhau xây dựng một giải pháp hỗ trợ người nông dân địa phương của Brazil và bảo vệ rừng nhiệt đới.

Nằm ở vị trí chiến lược tại điểm giao nhau của sông Amazon và Tapajós ở thành phố Santarém, kho cảng hiện đại của Cargill đã giúp nông dân sản xuất nhỏ ở các khu vực phía bắc tiếp cận dễ dàng hơn với các tàu xuất khẩu và cũng giúp cho những tàu đó có khả năng cập bến Đại Tây Dương nhanh hơn. Nhưng ban đầu, các nhóm bảo tồn lo ngại rằng kho cảng sẽ làm gia tăng nạn phá rừng bằng cách khuyến khích người nông dân phát quang và đốt rừng nhiệt đới để nhường chỗ cho cây trồng.

Để giảm bớt những lo ngại này, Cargill hợp tác với TNC để xây dựng Chương Trình Đậu Nành Bền Vững Hơn trong năm 2004 nhằm hỗ trợ việc thực thi Quy Tắc Đối Với Rừng ở Brazil và giúp đưa cây đậu nành sang các khu vực đã được phát quang trước đó, ngăn chặn nạn phá rừng. Bằng cách chỉ chấp nhận đậu nành được thu hoạch bền vững từ diện tích đất không phá rừng, Cargill và TNC khuyến khích người nông dân tuân thủ quy tắc, điều này giúp kích thích tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn bảo vệ tài nguyên môi trường.

“Tôi không biết về bất kỳ công ty nào khác đang giúp các nhà cung cấp đạt được sự tuân thủ. Đây là tiểu bang duy nhất ở Brazil nơi doanh nghiệp lớn chủ động trong việc thúc đẩy bảo tồn khu vực Amazon”.
— Benito Guerrero, Giám Đốc Dự Án, Bảo Tồn Thiên Nhiên, 2010

Các bước do Cargill và TNC thực hiện đã dẫn đến những cải tiến đáng kể. Santarém đã có thể ổn định tình trạng phá rừng chỉ trong sáu năm, một thành tích kỳ diệu mà một số người dự đoán sẽ mất một thế kỷ để đạt được. Hơn nữa, trong năm 2014, Brazil thông báo rằng nạn phá rừng ở Amazon đã giảm gần 80% và trong những năm gần đây, Santarém đã không báo cáo bất kỳ trường hợp phá rừng nào.

Ngày nay, Cargill và TNC tiếp tục hỗ trợ Pará trong khi chính phủ chuẩn bị tiếp quản giám sát khu vực Amazon. Cargill cũng có kế hoạch tiếp tục mở rộng kho cảng xuất khẩu của mình, tạo ra một cơ sở hạ tầng giúp cộng đồng nông nghiệp của Brazil tiếp tục thịnh vượng.

Supporting Brazilian Forest Inpage

Benito Guerrero của TNC kiểm tra một cây ype bản địa của Amazon, đây là một trong những nỗ lực của Chương Trình Đậu Nành Bền Vững Hơn để xây dựng lại rừng nhiệt đới.